sửa laptop uy tín|sửa laptop lấy liền, giá rẻ|sửa laptop Bình Thạnh, TPHCM

sửa laptop uy tín|sửa laptop lấy liền, giá rẻ|sửa laptop Bình Thạnh, TPHCM

  • sua laptop, sửa laptop

    Hotline
    Hotline - 0919445179

  • sua laptop lay lien, sua laptop
  • sua laptop lay lien, sua laptop
  • sua laptop lay lien, sua laptop
  • sua laptop lay lien, sua laptop

Tin tức

Nguyên nhân và cách khắc phục quạt của laptop kêu to

Ngày đăng: 21/03/2020Lượt xem: 400

Nguyên nhân nào khiến quạt của laptop kêu to? Đây là tình trạng “bệnh” mà khá nhiều máy tính gặp phải. Bạn có thể khắc phục tình trạng quạt laptop kêu to này như thế nào hiệu quả nhất. Cùng Thành Vinh Center khám phá bài viết dưới đây để có phương án “chữa trị bệnh” này cho laptop hiệu quả nhất.

Nguyên nhân khiến quạt của laptop kêu to

Các chuyên gia máy tính của Thành Vinh Center khẳng định có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng quạt của laptop kêu to. Cụ thể:

  • Máy tính lâu không vệ sinh, bụi bẩn bám nhiều. Bụi bẩn trong máy khiến hệ thống tản nhiệt hoạt động không tốt, phải hoạt động hết công suất và kêu to.

  • Quạt bị khô dầu.

  • Tháo lắp quạt không đúng cách.

  • Quạt bị gãy cánh và phát ra những âm thanh lạ, to hơn so với bình thường.

  • Bị nhiễm các ứng dụng độc hại,…

Cách khắc phục quạt của laptop kêu to

Khi quạt của laptop kêu to bạn cần khắc phục tình trạng này nhanh, ngay lập tức để không ảnh hưởng tới bất cứ thiết bị nào của máy tính. Dưới đây là một số phương án khắc phục tình trạng này bạn nên biết:

Kiểm tra lại các ứng dụng đang hoạt động

Hãy tiến hành kiểm tra các ứng dụng hoạt động bằng cách bấm tổ hợp phím: Ctrl + Alt + Del để mở cửa sổ Task Manager. Dung lượng % pin CPU của các ứng dụng chạy trong máy là bao nhiêu. Nếu bạn mở quá nhiều ứng dụng chạy cùng một lúc thì quạt laptop sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường, hãy xem và tắt các ứng dụng không cần thiết nhé.

Máy chứa các ứng dụng độc hại đang chạy ngầm

Một trong những vấn đề mà nhiều người thường xuyên mắc phải khi sử dụng máy tính chính là chứa nhiều ứng dụng ngầm độc hại mà bạn không hề hay biết. Thông thường một số ứng dụng độc hại sẽ chiếm CPU khá cao dẫn đến tình trạng quạt kêu to hơn.

Nếu bạn thấy quạt laptop kêu to và kiểm tra ở Task Manager thấy một số ứng dụng lạ chạy chiếm CPU quá cao, hãy lên Google tên ứng dụng đó. Đây là trường hợp dành cho người chưa biết những ứng dụng đó chạy ngầm hay hoạt động bình thường trong máy. Nếu những ứng dụng này chứa mã độc hại thì sẽ có ngay các kết quả cảnh bảo từ các trang web khác mà Google tìm kiếm được. Xem cách tắt ứng dụng chạy ngầm trên Windows và thực hiện theo.

Bụi bám quá nhiều ở quạt laptop

Một khi quạt của laptop kêu to do bụi bám quá nhiều thì người dùng nên chú ý vệ sinh thật kỹ càng để đảm bảo quạt laptop sạch sẽ. Điều này sẽ giảm tải được vấn đề quạt tản nhiệt kém và không còn phát ra tiếng kêu khó chịu. Mỗi một năm bạn nên vệ sinh laptop từ 1-2 lần để đảm bảo an toàn và vệ sinh sạch sẽ.

Lỗi cảm biến nhiệt hoặc chết IC điều khiển ở quạt laptop

Một lỗi mà người dùng thường mắc nhiều khi sử dụng máy tính chính là cảm biến nhiệt hoặc chết IC điều khiển ở quạt laptop. Trong trường hợp nào đó lúc bạn sửa chữa hoặc chơi các game với đồ họa quá cao so với máy, sử dụng quá nhiều ứng dụng liên tục hay rơi vỡ và làm hư hỏng cảm biến hoặc chết IC ở quạt.

Do keo tản nhiệt

Người dùng cũng thường mắc phải một số lỗi do keo tản nhiệt. Các game thủ hoặc những người thường xuyên sử dụng ứng dụng về đồ họa nặng, máy lâu ngày không vệ sinh tra keo tản nhiệt khiến máy nóng rất nhiều. Chính vì vậy, người dùng nên thường xuyên tra dầu bôi trơn vào trục quạt nhé và thay keo tản nhiệt cho CPU.

Nếu quý khách có nhu cầu sửa chữa lỗi quạt của laptop kêu to xin hãy liên hệ tới Thành Vinh Center. Đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này rất cơ bản giúp máy tính của bạn hoạt động tốt nhất. Mọi thông tin chi tiết về việc loại bỏ lỗi quạt laptop nóng xin vui lòng liên hệ 1900292979 của Thành Vinh Center.

Thời gian làm việc: 8h Sáng -> 8h tối kể cả thứ 7 & Chủ nhật (Lễ nghỉ). Chuyên: Nhận sửa (Mainboard) laptop lấy liền. Khách hàng chờ và xem trực tiếp quá trình sửa chữa.

Zalo